Phenyl Trimethicone
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Phenyl Trimethicone là gì?
Phenyl Trimethicone hay còn được gọi là Polyphenylmethylsiloxane, một Polyme silicone lỏng được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm mỹ phẩm với nồng độ lên đến 5%. Tính chất vật lý của Phenyl Trimethicone gồm chất lỏng, không màu đến vàng nhạt, không mùi, không tan trong nước nhưng tan trong dầu và Ethanol. Phổ tia cực tím (UV) đối với Phenyl Trimethicone cho biết độ hấp thụ yếu tập trung ở khoảng 327nm.
Phenyl Trimethicone có chức năng ổn định nền, chống tạo bọt, làm mềm sợi tóc, mềm da, dưỡng da trong các công thức mỹ phẩm. Thành phần này tương thích với nhiều nguyên liệu làm mỹ phẩm nên được ứng dụng phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm.

Điều chế sản xuất
Silicone có thể được coi là dẫn xuất hữu cơ của Silica (Si02) với các nhóm hữu cơ thay thế một số oxy trong phân tử Silica. Quy trình công nghiệp bắt đầu bằng việc chuyển Silica thành Tetraethoxysilane. Các nhóm Ethoxy được thay thế bằng nhóm hữu cơ bằng phản ứng Grignard.
Các dẫn xuất hữu cơ được tạo thành có thể thủy phân thành các Acid silicic thay thế hữu cơ, gọi là Silanols, nhanh chóng ngưng tụ với nhau để tạo ra khung Silicon-oxy-silicon của Polyme silicone. Trong các cấu trúc Silicone này, các gốc hữu cơ được liên kết chặt chẽ với Silicon thông qua liên kết Carbon-silicon. Mỗi nguyên tử Silicon được liên kết với các nguyên tử Silicon lân cận thông qua một nguyên tử oxy.
Cơ chế hoạt động
Kích thước phân tử lớn của Silicone ngăn không cho da hấp thụ chúng. Nếu một chất không thể xâm nhập vào da sẽ không thể phản ứng với các tế bào của hệ thống miễn dịch. Vì vậy, Silicon không phải là chất gây dị ứng. Đồng thời, Silicone không thể tích tụ sinh học trong cơ thể con người. Nguyên nhân cũng là do kích thước lớn của Sillicone ngăn không cho chúng xâm nhập vào da nên không thể đi qua màng tế bào, một yêu cầu quan trọng để tích lũy sinh học.
Ngoài ra, lớp màng hình thành bởi Silicon không thể làm da bị “nghẹt thở”. Màng mềm vô hình mà Phenyl trimethicone và các Silicone khác hình thành sau khi bôi tại chỗ cho phép oxy và các khí khác đi qua. Hơn nữa, lớp màng này không ngăn cản quá trình bài tiết tự nhiên của da. Do đó, da vẫn có thể ‘thở’ sau khi bôi sản phẩm có chứa Silicone.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Talc là gì?
Talc là một loại khoáng chất có dạng bột mềm mịn màu trắng, không mùi tạo thành chủ yếu từ các nguyên tố magie, silicon và oxy. Loại bột này có khả năng hấp thụ độ ẩm tốt và giảm ma sát, mang lại lợi ích cho người sử dụng giữ cho làn da khô thoáng và ngăn ngừa phát ban.
Bột Talc được sử dụng khá phổ biến trong các sản phẩm mỹ phẩm như phấn rôm trẻ em, phấn phủ cơ thể và mặt ở người lớn, cũng như trong một số sản phẩm tiêu dùng khác.

Mặc dù được sử dụng phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm, tuy nhiên vẫn có nhiều lo ngại về tính an toàn của bột Talc. Nguyên nhân là do một số tài liệu khoa học được công bố từ những năm 1960 đã cho thấy mối liên hệ có thể xảy ra giữa việc sử dụng sản phẩm có chứa bột Talc và tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này không chứng minh chắc chắn và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã và đang tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.
Ngoài ra, một lo ngại khác là nghi ngờ khả năng nhiễm amiang của bột Talc do đây là 2 khoáng chất tự nhiên từ silicat và được khai thác gần nhau. Tuy nhiên, amiang có cấu trúc tinh thể khác với bột Talc và được biết đến là chất có khả năng gây ung thư khi hít phải.
Do đó, FDA liên tục điều tra tích cực các sản phẩm có chứa bột Talc được bày bán trên thị trường trong nhiều năm qua. Trên cơ sở đó, FDA sẽ thông báo đến người tiêu dùng về danh sách những sản phẩm có chứa bột Talc và không chứa amiang.
May mắn là phần lớn những sản phẩm được kiểm tra có chứa bột Talc nhưng không chứa chất gây ung thư là amiang và được coi là an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn. Các sản phẩm có chứa bột Talc, xét nghiệm cho thấy có amiang thường bị thu hồi. Điển hình như sản phẩm phấn dưỡng thể thương hiệu Johnson & Johnson có chứa bột Talc đã bị kiện vì liên quan đến việc tìm thấy amiang trong sản phẩm.
Mặc dù có nhiều tranh cãi và vấn đề pháp lý đang diễn ra, nhưng mỹ phẩm có chứa bột Talc và không chứa amiang được coi là an toàn để sử dụng trong trang điểm và chăm sóc da.

Điều chế sản xuất Talc
Talc là một muối hydropoly silicate tự nhiên được tìm thấy tại nhiều nơi trên trái đất như Úc, Trung Quốc, Ý, Ấn Độ, Pháp và Mỹ.
Độ tinh khiết của Talc thay đổi phụ thuộc vào nguồn gốc của nó từ các quốc gia khác nhau. Ví dụ, ở Ý, tạp chất phổ biến là calcium silicate; ở Ấn Độ, là nhôm và sắt oxid; ở Pháp, tạp chất là nhôm oxid; ở Mỹ là calcium carbonate, sắt oxid hoặc nhôm oxid.
Talc tự nhiên được khai thác và được nghiền thành bột trước khi được đưa vào quá trình tuyển nổi để loạn bỏ các tạp chất đa dạng như tremolite, carbon, dolomite, sắt oxide, các muối của carbonate và magie.
Sau quá trình này, bột Talc được nghiền thành bột mịn, được xử lý với dung dịch HCl loãng, được rửa với nước và sau đó được làm khô. Các giai đoạn xử lý này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các tính chất vật lý của Talc.
Cơ chế hoạt động của Talc
Bột Talc có đặc tính hấp thụ rất tốt.
Glycogen là gì?
Glycogen là một đại phân tử Polysaccharide đa nhánh của Glucose, làm chất dự trữ năng lượng trong cơ thể động vật và nấm. Cấu trúc Polysaccharide đại diện cho dạng lưu trữ chính của Glucose trong cơ thể.

Glycogen được hình thành và tích trữ chủ yếu trong các tế bào của gan và cơ ở người. Trong khi nguồn dự trữ chính của cơ thể là chất béo nằm trong mô mỡ thì Glycogen là một nguồn phụ để dự trữ năng lượng lâu dài. Glycogen ở cơ chuyển hóa thành đường Glucose bởi các tế bào cơ. Glycogen ở gan chuyển hóa thành Glucose được sử dụng cho toàn bộ hệ thống cơ thể bao gồm hệ thần kinh trung ương. Lượng Glycogen dự trữ trong cơ thể phụ thuộc vào hoạt động thể chất của cơ thể, tốc độ trao đổi chất và thói quen ăn uống.
Mỗi tế bào trong cơ thể đều dự trữ Glycogen và sử dụng Glucose làm nguồn năng lượng, bao gồm cả làn da. Tuy nhiên, lượng Glycogen dự trữ trên da của bạn sẽ giảm dần khi bạn già đi. Theo thời gian, các tế bào sẽ có ít năng lượng hơn để duy trì làn da trẻ trung. Cụ thể, sự đổi mới tế bào và tốc độ thay da chậm lại có thể làm các thành phần tác động đến cấu trúc và sự dẻo dai, như Acid hyaluronic và Collagen, bắt đầu suy giảm.
Để khắc phục tình trạng này, làn da cần bổ sung Glycogen có nguồn gốc từ thực vật giống với Glycogen trong cơ thể. Khi thoa lên da, dạng Glycogen này sẽ cung cấp cho làn da thêm năng lượng một cách tự nhiên để tiếp tục hoạt động tốt.
Điều chế sản xuất
Quá trình tổng hợp Glycogen để tạo ra các hạt Glycogen mới và lưu trữ nó diễn ra như sau:
- Do Glycogen là từ Glucose tạo thành nên thức ăn giàu Carb là nguồn bổ sung Glucose tốt nhất.
- Sau khi tiêu hóa thức ăn chứa Carb, cơ thể bạn sẽ phân hủy nó thành Glucose.
- Cơ thể không thể lưu trữ Glycogen quá nhiều nên đã “đóng gói” các hạt Glycogen và đưa chúng vào gan và cơ bắp để lưu trữ.
- Khi cơ thể sử dụng hết năng lượng trong máu sẽ yêu cầu “xuất kho” lưu trữ trong gan và cơ bắp để sử dụng.
Trong lĩnh vực làm đẹp, Glycogen tự nhiên được tổng hợp bằng enzyme và được sản xuất từ tinh bột ngô, gọi là Bioglycogen. Bioglycogen được sử dụng như một thành phần trong mỹ phẩm.

Cơ chế hoạt động
Quá trình hoạt động của Glycogen xảy ra chủ yếu ở các tế bào gan. Trong cơ thể người và động vật, Glycogen là dạng dự trữ của mọi tế bào. Trong đó, gan rồi đến cơ có tỉ lệ Glycogen cao hơn cả. Ở mô gan, sự thoái hóa Glycogen để cung cấp Glucose cho chính nó và còn tạo ra một lượng lớn Glucose tự do theo máu ngoại biên để cung cấp cho các mô khác. Vì vậy, ở các thời điểm xa bữa ăn (lúc đói), sự thoái hóa Glycogen của gan có vai trò quan trọng trong sự điều hòa hàm lượng glucose trong máu.
Ở tổ chức cơ, khi tế bào hoạt động, do sự tiêu hao năng lượng nên cơ thể cần được cung cấp một lượng lớn Glucose để thoái hóa. Ngoài nguồn Glucose do máu mang đến, tế bào cơ phải thoái hóa rất mạnh Glycogen dự trữ để tạo Glucose-6-phosphat cho quá trình đốt cháy.
Acerola là gì?
Acerola là quả của cây sơ ri (Malpighia emarginata), đây là loại quả chứa một hàm lượng lớn acid ascorbic (vitamin C). Do đó Acerola được xem là nguồn bổ sung vitamin C dồi dào, thường được sử dụng trong các trường hợp thiếu hụt vitamin C.
Ngoài ra, chiết xuất Acerola còn chứa nhiều loại khoáng chất và các loại vitamin khác, bao gồm các dẫn xuất của acid benzoic, phenylpropanoid, flavonoid, anthocyanin và carotenoid. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều sự quan tâm đến vai trò của Acerola như một loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung cho sức khỏe.
Các chiết xuất và hợp chất mang hoạt tính sinh học phân lập từ Acerola được nghiên cứu về hoạt động sức khỏe và sinh học khác nhau, bao gồm tác dụng chống oxy hóa, chống khối u, chống tăng đường huyết, bảo vệ gan, bảo vệ da hay làm trắng da.

Điều chế sản xuất Acerola
Với sự gia tăng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nhu cầu sử dụng các thực phẩm hỗ trợ ngày càng phổ biến, đặc biệt trong việc hỗ trợ các bệnh lý mạn tính. Và do với hàm lượng vitamin C cao, nhu cầu về các sản phẩm Acerola ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu ngày càng tăng.
Acerola với tính acid cao và dễ hỏng nên thường được tiêu thụ sau khi chế biến, dưới dạng nước cốt hoặc nước ép. Trái Acerola trong thương mại thường được chế biến thành nước ép cô đặc, được dùng để chế biến các loại kem, mứt, nước giải khát, kẹo, sữa chua, soda, thực phẩm chức năng. Acerola còn được sử dụng để sản xuất các chế phẩm dinh dưỡng và dược phẩm khác.
Ảnh hưởng các kỹ thuật khác nhau như lọc, sấy, nhiệt, đóng gói và các phương pháp liên quan có thể tác động đáng kể đến sản phẩm cuối cùng. Nhìn chung, quá trình điều chế Acerola rất đa dạng, có thể điều chế để sử dụng dưới dạng bột, hỗn hợp, sản phẩm lên men hay thực phẩm bổ sung.
Cơ chế hoạt động
Hoạt động sinh học của Acerola chủ yếu là nhờ các hợp chất chống oxy hóa mạnh có trong nó như acid ascorbic (vitamin C), các chất dinh dưỡng như phenolic, carotenoid. Các hợp chất này chống lại nhiều bệnh liên quan đến quá trình stress oxy hóa. Trên thực tế, các cơ chế hoạt động của Acerola được chứng minh bằng cách sử dụng các loại chiết xuất khác nhau.

Mặc dù acid ascorbic có sự đóng góp mạnh mẽ trong hoạt động chống oxy hoá, tuy nhiên, khả năng chống oxy hóa tổng thể của Acerola được cho là do tác động hiệp đồng của nhiều chất dinh dưỡng có trong nó. Thành phần quan trọng khác mang lại hiệu quả chống oxy của Acerola là phenolic. Một nghiên cứu vào năm 2013 đã đánh giá sự đóng góp của phenolic trong Acerola có khả năng chống oxy hoá gồm anthocyanin, acid phenolic, flavonoid.
Một nghiên cứu khác mở rộng đã cho thấy Acerola hoạt động qua các cơ chế hoạt động dọn dẹp gốc tự do, hoạt động gây độc tế bào đặc biệt là khối u, hoạt động chống HIV, kháng khuẩn, kháng nấm, chống Helicobacter pylori và hoạt động đảo ngược MDR. Trong đó hoạt động gây độc tế bào đặc biệt là khối u, đảo ngược MDR cho thấy Acerola có thể ứng dụng trong phòng ngừa và hoá trị liệu ung thư.
Deionized Water là gì?
Deionized Water (còn được gọi là nước Deionized, nước DI, nước Denim) là loại nước siêu tinh khiết với điện trở suất lên đến lên đến 18.2 Megohm-cm.
Deionized Water được xem là nước khử ion, có khả năng loại bỏ khỏi dung dịch tất cả các khoáng chất và muối ion hóa hữu cơ lẫn vô cơ thông qua quá trình trao đổi ion. Nhờ quá trình khử ion mà tạo ra một loại nước có độ tinh khiết cao tương tự như nước cất. Tuy nhiên, so với chưng cất, quy trình khử ion này diễn ra nhanh hơn, ít tốn năng lượng hơn cũng như tiết kiệm chi phí hơn.

Bên cạnh đó, do nước ở mức độ cực kỳ tinh khiết xuống cấp nhanh chóng nên khử ion là một tính năng quan trọng trong quy trình theo yêu cầu cung cấp nước tinh khiết cao khi cần thiết.
Có thể nói, Deionized Water hay nước khử ion đã trở thành thành phần thiết yếu trong đời sống hiện nay, bao gồm y tế, quy trình thí nghiệm, dược phẩm, sản xuất điện tử, chế biến thực phẩm, mạ, vô số quy trình công nghiệp, và thậm chí cả nước rửa tại chỗ. Đặc biệt, Deionized Water là thành phần vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm nhờ đặc tính siêu tinh khiết, cũng như là dung môi làm sạch “hoàn hảo” cho sản phẩm.
Điều chế sản xuất Deionized Water
Phương pháp sản xuất Deionized Water phải qua nhiều bước mới thu được kết quả sau cùng đạt độ tinh khiết cao.
Đầu tiên, người ta dùng một vật liệu gọi là màng RO trong quá trình thẩm thấu ngược để lọc nước. Màng RO có tính chất đặc biệt là chỉ cho phép nước đi qua còn những tạp chất và muối Ion hóa đều sẽ bị loại bỏ.
Tiếp theo bước thẩm thấu ngược là bước chưng cất nước bằng cách ngưng tụ hơi nước thành chất lỏng, sau đó là loại bỏ khoáng chất, tạp chất (bao gồm hữu cơ và vô cơ).
Bước cuối cùng là quá trình khử ion để loại bỏ muối/ion khoáng dưới dạng phân tử ra khỏi nước và thu được sản phẩm Deionized Water.
Nước DI này có độ tinh khiết tuyệt đối, chỉ còn lại các phân tử nước đạt chỉ số dẫn điện dưới 3µS/cm (µS được viết tắt là Microsiemens hay còn gọi là micro giây).
Hydroxyethyl Acrylate là gì?
Hydroxyethyl Acrylate là chất hữu cơ dạng lỏng, trong suốt, có tỉ trọng nhẹ hơn nước và thể khí của Hydroxyethyl Acrylate có tỉ trọng nặng hơn không khí. Hydroxyethyl Acrylate có tính ăn mòn cao, có thể tự trùng hợp tỏa nhiệt khi tiếp xúc với nguồn nhiệt hoặc bị nhiễm tạp chất. Hydroxyethyl Acrylate được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp polymer hóa dẻo.
Đặc tính lý hóa:
-
Dạng: Lỏng, không màu.
-
Khối lượng phân tử: 116.11 g/mol.
-
Nhiệt độ sôi: 191 °C.
-
Nhiệt độ nóng chảy: - 60.2 °C.
Công thức hóa học của Hydroxyethyl Acrylate
Điều chế sản xuất Hydroxyethyl Acrylate
Hydroxyetyl acrylat có thể được điều chế bằng quá trình tổng hợp copolyme khối lưỡng tính bằng phản ứng trùng hợp qua trung gian nitroxit. Ngoài ra, nó có thể được sử dụng để điều chế poly đã điều chỉnh (hydroxyetyl acrylat) bằng cách trùng hợp gốc chuyển nguyên tử.
Cơ chế hoạt động
Hydroxyethyl Acrylate xuất hiện là dạng chất lỏng trong suốt không màu, ít đặc hơn nước, hơi nặng hơn không khí. Ăn mòn mô, có thể trùng hợp tỏa nhiệt nếu bị nung nóng hoặc bị nhiễm bẩn. Nếu quá trình trùng hợp diễn ra bên trong vật chứa, vật chứa có thể bị vỡ dữ dội, dùng để làm chất dẻo.
Glucose trong mỹ phẩm là gì?
Glucose (hay tên gọi Glucose D trong mỹ phẩm) là nguyên liệu tự nhiên được tạo thành từ ngô (bắp). Chính vì thế, thành phần này rất an toàn, lành tính, được các nhà sản xuất ưu ái đưa vào sản phẩm mà không lo ngại sẽ gây ra các phản ứng nhạy cảm đối với làn da.
Glucose D tồn tại dưới dạng chất lỏng nhớt, có màu vàng nhạt, được sử dụng trong các sản phẩm dịu nhẹ, mục đích làm giảm kích ứng da do các chất làm sạch.

Trong gia công mỹ phẩm, các nhà sản xuất bổ sung thành phần glucose D để gia tăng độ hiệu quả cho các sản phẩm chăm sóc tóc và da. Glucose D có độ hoạt động từ khoảng 70-80%, phần còn lại là nước. Khi ở nhiệt độ lạnh, thành phần này có thể trở nên đông cứng, cũng có thể dày như gel. Do đặc tính dễ dàng đưa vào sản phẩm, kể cả quy trình lạnh mà không phải thực hiện công đoạn gia nhiệt hay điều chỉnh độ pH nên glucose D rất được ưa chuộng có mặt trong công thức mỹ phẩm, điển hình như sữa rửa mặt cho làn da nhạy cảm, các loại sữa tắm chăm sóc cơ thể cho trẻ em, dầu gội đầu…
Điều chế sản xuất
Glucose được tạo ra bởi thực vật như một trong những sản phẩm chính của quá trình quang hợp. Glucose có sẵn ở các dạng như dạng chất màu trắng, tinh thể rắn, dung dịch nước.
Dẫn xuất glucose tự nhiên được làm dưới dạng polyethylene glycol của methyl glucose, dùng phổ biến trong những sản phẩm làm đẹp và mỹ phẩm như một chất hoạt động bề mặt hoặc nhũ hóa.
Antioxidant là gì?
Antioxidant là chất chống oxy hóa, có tác dụng làm chậm, ngăn ngừa sự phá hủy tế bào gây ra bởi các gốc tự do. Các phân tử không ổn định mà cơ thể tạo ra như một phản ứng với môi trường và các áp lực khác.
Antioxidant có thể là tự cơ thể tổng hợp hoặc được con người tạo ra. Trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật, một số chất được cho là giàu chất chống oxy hóa, chất chống oxy hóa dựa trên thực vật là một loại dinh dưỡng thực vật, hoặc chất dinh dưỡng dựa trên thực vật.
Cơ thể con người cũng sản xuất ra một số chất chống oxy hóa, được gọi là chất chống oxy hóa nội sinh. Những chất chống oxy hóa từ bên ngoài cơ thể, những chất này được gọi là ngoại sinh.
Khi cơ thể xử lý thức ăn và phản ứng với môi trường được tạo ra các gốc tự do. Khi cơ thể không thể loại bỏ các gốc tự do thì có thể dẫn đến stress oxy hóa, điều này có thể gây hại cho các tế bào và chức năng của cơ thể. Nó còn được gọi là các loại oxy phản ứng (ROS).

Những yếu tố làm tăng sản xuất các gốc tự do trong cơ thể chẳng hạn như viêm, hoặc bên ngoài, ví dụ, ô nhiễm, tiếp xúc với tia cực tím và khói thuốc lá...
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng căng thẳng oxy hóa có liên quan đến nhiều bệnh. Những căn bệnh như tim, ung thư, viêm khớp, đột quỵ, bệnh đường hô hấp, suy giảm miễn dịch, khí phế thũng, bệnh Parkinson. Ngoài ra còn các tình trạng viêm hoặc thiếu máu cục bộ khác. Chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể chúng ta và điều này được cho là có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể.
Điều chế sản xuất
Để thu được Antioxidant tự nhiên bằng một quy trình công nghiệp mới từ các loại gia vị và các loại rau khác bằng cách chủ yếu thích ứng với các phương pháp điều trị cơ học và vật lý. Vỏ hương thảo, xô thơm, ớt bột, nhục đậu khấu và ca cao đã được xử lý cơ học (vi hóa), và nguyên liệu dạng bột mịn được chiết xuất bằng dầu thực vật ăn được, tức là lạc.
Chất chống oxy hóa hòa tan trong pha lipid được thu thập bằng cách chưng cất phân tử màng rơi hai giai đoạn để tách pha lipid được tái chế) từ phần có trọng lượng phân tử thấp, hoạt động. Hoạt động chống oxy hóa được đo đối với chất béo, dầu và thực phẩm chứa chất béo bằng cách hấp thụ oxy, phân tích không gian đầu (ví dụ, pentan) mức độ của các sản phẩm phân hủy thứ cấp và đánh giá cảm quan.
Cơ chế hoạt động
Chất chống oxy hóa là chất ở nồng độ thấp làm chậm hoặc ngăn cản quá trình oxy hóa chất nền. Các hợp chất chống oxy hóa hoạt động thông qua một số cơ chế hóa học: Chuyển nguyên tử hydro (HAT), chuyển điện tử đơn (SET), và khả năng chelate các kim loại chuyển tiếp.
Alumina là gì?
Alumina là oxit của nhôm, công thức hóa học là Al2O3. Alumina tồn tại ở dạng chất rắn kết tinh màu trắng. Chúng ta hiếm khi tìm thấy Alumina tự nhiên ở dạng tự do vì nhôm quá phản ứng. Trong tự nhiên, nhôm sẽ có lớp oxit bảo phủ bề mặt nó, bảo vệ nó khỏi bị ăn mòn.
Alumina có khối lượng phân tử vào khoảng 102 g mol-1. Điểm nóng chảy và điểm sôicủa Alumina là trên 2000 độ C. Đặc tính của hợp chất này là nó không tan trong nước nhưng rất hút ẩm, không thể dẫn điện nhưng nó là chất dẫn nhiệt. Vì nhôm là một nguyên tố lưỡng tính nên nhôm oxit cũng là một oxit lưỡng tính.

Alumina thường xuất hiện ở dạng khoáng chất kết tinh. Nó rất hữu ích trong việc sản xuất kim loại nhôm bằng quy trình Hall. Trong quá trình này, Alumina được hòa tan trong criolit nóng chảy, và muối tạo thành được điện phân. Sau đó, chúng ta có thể thu được kim loại nhôm nguyên chất.
Hơn nữa, chúng ta có thể sử dụng hợp chất này như một chất mài mòn do độ cứng và sức mạnh của nó. Nó cũng hữu ích như một chất xúc tác để tăng cường tốc độ phản ứng hóa học. Ngoài ra, nó rất hữu ích như một chất hấp thụ nước để làm sạch khí và chất độn cho nhựa.
Các nhà sản xuất mỹ phẩm thường sử dụng Alumina trong các sản phẩm làm sạch, son môi, phấn má hồng và các sản phẩm khác. Theo tổ chức EWG (Hoa Kỳ), mặc dù Alumina có khả năng tăng cường hấp thụ qua da và tích lũy sinh học, nhưng nó vẫn được đánh giá là thành phần an toàn trong mỹ phẩm với liều lượng nhỏ.
Điều chế sản xuất Alumina
Alumina có nguồn gốc chủ yếu từ quặng bauxite thông qua quy trình của Bayer. Trong đó, vật liệu xút kết hợp với nhiệt và áp suất được sử dụng để hòa tan các khoáng chất chứa nhôm từ bauxite. Dư lượng bauxite sau đó được tách ra khỏi natri aluminate, cho phép alumina được kết tinh từ dung dịch còn lại. Alumina kết tinh sau đó được xử lý nhiệt trong lò quay để loại bỏ độ ẩm giới hạn, tạo ra sản phẩm alumina tinh khiết cuối cùng.

Cơ chế hoạt động
Alumina là một thành phần phụ đa năng chủ yếu hoạt động như một chất chứa sắc tố. Sắc tố ở đây có thể là thành phần chống nắng vật lý như titanium dioxide hoặc một thành phần tạo màu nào đó được pha trộn với các tiểu cầu alumina và được phủ bởi một số loại silicone như triethoxycarprylylsilane. Phương thức này giúp các sắc tố được phấn bố đồng đều và dễ tán hơn trên da. Alumina rất hữu ích cho các sản phẩm chống nắng vật lý cũng như các sản phẩm trang điểm.
Butylparaben là gì?
Butylparaben là hợp chất hữu cơ được tìm thấy ở một số sản phẩm rau quả tự nhiên, bao gồm lúa mạch, hạt lanh và nho. Cùng với methylparaben, ethylparaben và propylparaben, butylparaben là một dẫn xuất của nhóm các hợp chất được gọi là paraben.
Paraben có mặt trong thực vật dưới dạng axit p-hydroxybenzoic (PHBA) - hóa chất phân hủy thành paraben với mục đích bảo vệ cây. Trên thực tế, paraben trong mỹ phẩm hoạt động tương tự như những chất có trong tự nhiên. Khi paraben hấp thụ qua da sẽ có thể được cơ thể chuyển hóa thành PHBA nhanh chóng và sau đó thải bỏ chúng.

Nhóm các dẫn xuất của paraben được sử dụng khá phổ biến trong mỹ phẩm chăm sóc da với vai trò là chất bảo quản. Hợp chất này có nhiều ưu điểm nên được ưa chuộng so với các chất bảo quản khác, như đặc tính nhẹ nhàng, không nhạy cảm và hiệu quả cao. Về sau, việc sử dụng paraben bị hạn chế do những tranh cãi xung quanh các nghi ngại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.
Điều chế sản xuất
Tất cả các parabens sử dụng trong thương mại đều được sản xuất tổng hợp bằng phản ứng ester hóa của para-hydroxybenzoic acid và ancol thích hợp.
Avobenzone là gì?
Avobenzone là dẫn xuất metan dibenzoyl, có công thức hóa học là C20H22O3. Avobenzone tồn tại ở dạng bột tinh thể màu trắng đến vàng. Đặc tính của thành phần này là có thể tan trong dầu (isopropanol, decyl oleate, axit triglyceride/axit capric và các loại dầu khác).
Năm 1973, Avobenzone được phát hiện lần đầu, vài năm sau đó nó đã được sử dụng rộng rãi khắp Châu Âu. Năm 1998, FDA chấp thuận cho thành phần này xuất hiện trong các sản phẩm mỹ phẩm. Avobenzone cho đến nay vẫn được đánh giá là an toàn khi sử dụng bôi ngoài da dù có một số lo ngại về ảnh hưởng của chất này đối với cơ thể.

Avobenzone có khả năng hấp thụ tia UVA nên được sử dụng rộng rãi trong tất cả các loại kem chống nắng phổ rộng có dán nhãn “broad spectrum” (chống lại cả tia UVA và UVB).
Một điều cần lưu ý là càng tiếp xúc với tia UV thì khả năng hấp thụ của Avobenzone càng suy giảm theo thời gian, cụ thể là giảm xuống 36‰ sau 1 giờ sử dụng. Do đó, các nhà sản xuất sẽ thường kết hợp Avobenzone cùng các thành phần chống nắng khác để giúp chúng trở nên ổn định hơn, kéo dài tác dụng hơn dưới ánh nắng mặt trời.
Cơ chế hoạt động của Avobenzone
Có mặt trong kem chống nắng hóa học, Avobenzone sẽ giúp hấp thụ toàn bộ quang phổ của tia UVA – tia cực tím gây lão hóa da rồi chuyển đổi sang bức xạ hồng ngoại ít gây hại cho người sử dụng.
Diacetyl boldine là gì?

Diacetyl boldine là hoạt chất được gọi là DAB hoặc bằng tên thương hiệu Lumiskin, có nguồn gốc từ cây Boldo ở miền trung Chile nhưng có thể được tìm thấy ở các vườn bách thảo châu Âu và Bắc Phi.
Lá của cây Boldo có mùi hương tương tự như long não và thường được sử dụng để nấu ăn hoặc như một loại trà thảo mộc thường được pha với Yerba Mate. Ở Brazil, Boldo được phân loại là một loài thực vật trị liệu và được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu nhẹ.
Tại Pháp và Braxin, cây Boldo được sử dụng như một loại thảo dược để chữa bệnh khớp, gout, rối loạn gan và viêm tuyến tiền liệt.
Boldo trong lịch sử đã được sử dụng như một loại thuốc bổ gan và điều trị sỏi mật của người Chile bản địa.
Điều chế sản xuất
Chất Diacetyl boldine được chiết xuất từ vỏ của cây Boldo.
Cơ chế hoạt động
Diacetyl boldine ức chế Tyrosinase, tác động lên cơ chế sản sinh Melanin, dẫn đến làm sáng da và thay đổi tông màu da khiến da đều màu và trở nên đẹp tự nhiên hơn.
Colloidal oatmeal là gì?
Từ lâu, yến mạch đã là nguyên liệu được chị em yêu thích vận dụng vào cơ chế ăn kiêng, giảm cân. Bên cạnh đó, bột yến mạch còn được chị em kết hợp cùng sữa chua để làm mặt nạ giúp da sáng, giảm mụn rất hiệu quả.
Trong thành phần của yến mạch có chứa 66% carbohydrate; 11,2% protein; 9,2% chất béo; 7,1% chất xơ cùng các nguyên tố khoáng chất vi lượng natri, canxi, kali, sắt, magie, phốt pho, kẽm, đồng, crôm, mangan, selenium… Bên cạnh đó còn có các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E… chiếm 4.5% mang lại lợi ích cho sức khỏe lẫn chăm sóc da.

Vì những công dụng nói trên, không có gì ngạc nhiên khi các nhà sản xuất mỹ phẩm đã mang bột yến mạch vào sản xuất các loại mỹ phẩm, đặc biệt là sản phẩm giảm ngứa, đỏ và làm dịu da.
Colloidal Oatmeal là loại bột yến mạch dạng keo có nguồn gốc từ hạt yến mạch, thành phần hóa học gồm polysaccharides, lipid, protein, flavonoid, khoáng chất và vitamin. Colloidal Oatmeal được đánh giá là cứu tinh cho những làn da nhạy cảm khi có khả năng làm dịu tức thì, kháng viêm, làm ẩm da cũng như góp phần làm tăng sức đề kháng cho màng bảo vệ da tự nhiên. Ngoài ra, Colloidal Oatmeal được dùng như liệu pháp trợ giúp ở trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng từ trung bình đến nặng, làm giảm nhu cầu sử dụng corticosteroid ngoài da.
Colloidal oatmeal đã được FDA chấp thuận vào năm 2003 như một chất bảo vệ da tự nhiên. Thành phần này an toàn, lành tính, ít gây kích ứng da nên những sản phẩm có chứa Colloidal Oatmeal đều có thể dùng cho trẻ sơ sinh. Colloidal Oatmeal có nhiều dạng, gồm bột, gel, kem và có mặt trong các sản phẩm sữa tắm, dầu gội đầu, xà phòng, thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm. Ngoài ra, một số loại dưỡng da chứa bột yến mạch keo được dành riêng cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý như chàm, viêm da cơ địa, vảy nến,…
Điều chế sản xuất
Colloidal Oatmeal được sản xuất làm bằng cách nghiền hạt yến mạch trong một nền nước hoặc dầu thành bột mịn và đun sôi để tạo thành bột yến mạch keo. Ngày xưa, việc sản xuất bột yến mạch keo khá khó điều chế do phải xay nhiều lần, sàng lọc qua nhiều bước để tách cám yến mạch, loại bỏ vỏ và tạp chất tránh kích ứng cho da và gây xước da.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của công nghệ, người ta sử dụng máy quay và xay ly tâm hạt yến mạch, sau đó để một vài phút đã cho một thành phẩm mềm mịn.

Cơ chế hoạt động
Nghiên cứu cho thấy, bột yến mạch dạng keo có thể hoạt động như một chất làm sạch, dưỡng ẩm, làm dịu da và chống viêm bảo vệ.
Sản phẩm liên quan









